featured image

Chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) là gì?

Con đường nhanh nhất đưa doanh nghiệp tiệm cận mục tiêu trung hòa carbon là mua lại chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC).

Sự bùng nổ của các dự án điện tái tạo khiến thị trường REC tại Việt Nam trở nên sôi động nhưng sức cầu phần lớn đến từ doanh nghiệp FDI và thị trường quốc tế.

Renewable Energy Certificate - BSSC news

“Trung hòa carbon” và “net zero” đã trở thành từ khóa quen thuộc được nhắc đến nhiều trong khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa xuất khẩu vào EU vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau cam kết net zero của Việt Nam tại COP26 (năm 2021).

Về cơ bản, Trung hòa carbon là trạng thái tổng lượng khí thải carbon (CO2) phát thải ra môi trường và tổng lượng CO2 được hấp thụ (hoặc loại bỏ khỏi môi trường) tương đương nhau.

Để đạt được trạng thái trung hòa carbon, doanh nghiệp có 2 cách thực hiên:

  • Giảm lượng khí thải có trong hoạt động kinh doanh đến mức tối thiểu
  • Hoặc đầu tư vào các hoạt động bù đắp và giảm thiểu khí thải.

Cách đầu tiên đòi hỏi sự cam kết, có lộ trình và thay đổi từ từ, thì cách thứ hai có thể triển khai mau chóng thông qua chìa khóa tài chính: mua chứng chỉ năng lượng tái tạotín chỉ carbon.

Chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) là gì?

Chứng chỉ năng lượng tái tạo (Renewable Energy Certificate, viết tắt là REC) là một loại chứng chỉ về năng lượng (Energy Attribute Certificate – EAC) được sử dụng để chứng minh năng lượng điện năng được sản xuất từ các năng lượng tái tạo: điện mặt trời, điện gió, thủy điện, điện sinh khối…

Chứng chỉ năng lượng tái tạo sẽ là giải pháp linh hoạt cho phép các tổ chức không thể sản xuất hoặc tiêu thụ năng lượng tái tạo trực tiếp sử hữu các thuộc tính môi trường liên quan đến sản xuất năng lượng tái tạo.

Chứng chỉ này sẽ mở rộng khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích sự đầu tư và phát triển năng lượng bền vững trên toàn cầu.

Cách vận hành của thị trường chứng chỉ năng lượng tái tạo

Thị trường chứng chỉ năng lượng tái tạo sẽ vận hành với bên mua, bên bán và các tổ chức trung gian.

Bên mua hiện nay là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hoặc các công ty quốc tế đang hoạt động phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Để thực thi cam kết “Net zero”, họ cần mua REC tương ứng với năng lượng tiêu hao trong quá trình hoạt động.

Vì vậy, các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió… trở thành bên bán cho các đối tượng có nhu cầu.

Ở giữa bên mua và bên bán sẽ có bên trung gian là các mắt xích không thể thiếu giúp thị trường REC có thể hoạt động thông suốt: cung cấp chứng nhận, kết nối nhu cầu, tư vấn, kết nối cung cầu…

Phân loại chứng chỉ năng lượng tái tạo

Hiện có 2 loại chứng chỉ REC phổ biến đang được công nhận và giao dịch toàn cầu:

Chứng chỉ I-REC (International Renewable Energy Certificate): Đây là chứng chỉ được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm các khu vực như Bắc Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương…

Chứng chỉ TIGR (Tradable Instrument for Global Renewables) là một loại chứng chỉ năng lượng tái tạo do APX (Hoa Kỳ) phát hành, đồng thời APX cũng phát triển nền tảng trực tuyến để theo dõi và chuyển giao chứng chỉ TIGR, cho phép các nhà phát triển tạo, xác minh và bán TIGR.

I-REC (chứng nhận tại EU) được cộng đồng tại các khu vực này ưa chuộng và tiêu chuẩn TIGR (chứng nhận tại Hoa Kỳ) được các công ty Bắc Mỹ sử dụng.

Trên thị trường quốc tế, hiện tại 95% REC áp dụng tiêu chuẩn I-REC, 5% áp dụng tiêu TIGR.

Phân biệt chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) và tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ chỉ có thể kinh doanh hoặc đại diện cho 1 tấn CO2 hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2.

Nếu việc cấp chứng nhận tín chỉ carbon trải qua nhiều bước giám sát, thẩm định, đo lương nghiêm ngặt và khá phức tạp. Thì chứng chỉ năng lương tái tạo được định lượng thông qua công suất năng lượng tái tạo.

Theo quy ước:

1 REC = 1MWh điện năng lượng tái tạo

1 tín chỉ carbon (hoặc 1 CER) = 1 tCO2e

Trong khu chứng chỉ REC được cấp cho những dự án năng lượng tái tạo thì tín chỉ carbon được cấp cho các dự án tránh, giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính: trồng rừng, phục hôi san hô.

Đối với việc kiểm kê và báo cáo khí nhà kính của các doanh nghiệp, chứng chỉ REC có thể giúp giảm lượng phát thải phạm vi 2 (phát thải gián tiếp từ việc sử dụng năng lương như điện năng) mua từ năng lượng bên ngoài, trong khi tín chỉ carbon có thể giúp giảm hoặc “bù đắp” lượng phát thải ở phạm vi 1, 2 hoẵ 3 của doanh nghiệp.

Theo Forbes Vietnam