featured image

Yếu tố giúp giữ chân nhân tài giai đoạn vượt khó

Thông thường trong quản trị hiệu suất nhân viên, các công ty thường chú trọng vào nâng cao yếu tố “hài lòng”, được đo bằng tiền lương, phúc lợi cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp và vật chất tốt. Tuy nhiên, cảm giác thoả mãn và vui vẻ của những nhân viên này ngay lúc đó không đồng nghĩa với cảm giác sẵn sàng cống hiến và gắn kết với công ty, nhất là trong giai đoạn khó khăn. 

Có những điểm ẩn chứa sâu bên trong khiến cho hai khái niệm “gắn kết” và “hài lòng” trở nên khác biệt đang chờ được khai thác. 

Sự hài lòng của nhân viên là gì?

Sự hài lòng của nhân viên (Employee Satisfaction) là một phần trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn gắn kết của nhân viên. Đó là thước đo mức độ hài lòng hoặc hạnh phúc của nhân viên với công việc và những gì đi kèm như lợi ích, tiền lương, môi trường làm việc, lịch trình làm việc, nhiệm vụ và trách nhiệm hàng ngày, thậm chí với đồng nghiệp và người quản lý. 

Nhân viên hài lòng có thể hòa thuận với đồng nghiệp và đạt được các mục tiêu công việc đề ra, nhưng nỗ lực đưa ra những ý tưởng mang tính đột phá và mong muốn góp phần vào thành công của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong suy nghĩ của họ. Có hai xu hướng dễ nhận thấy ở những nhân viên này là: Suy nghĩa phải làm gì hơn muốn làm gìHài lòng với sự đầy đủ.

Gắn kết nhân viên là gì?

Sự gắn kết của nhân viên (Employee Engagement) là thước đo mức độ cam kết về mặt cảm xúc của nhân viên đối với công việc và công ty. Những nhân viên gắn kết có ý thức sở hữu, tự hào về những đóng góp của họ và sẵn sàng nỗ lực hết mình để giúp công ty thành công. Những nhân viên gắn kết được thúc đẩy từ động lực, nhiệt huyết, đam mê cháy bỏng từ bên trong và tìm thấy ý nghĩa trong công việc của họ.

GALLUPCông ty phân tích và tư vấn toàn cầu chuyên nghiên cứu giải pháp cho các vấn đề cấp bách – nhận thấy rằng những yếu tố dưới đây là động lực chính thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên.

Một trong những khám phá lớn nhất của Gallup đó là: Chỉ riêng người quản lý hoặc trưởng nhóm đã tạo ra 70% khác biệt trong mức độ gắn kết của một nhóm. 

Những nhân viên gắn kết thường xuyên nhận được phản hồi và hỗ trợ từ quản lý, đồng thời mục tiêu trong công việc được điều chỉnh phù hợp với điểm mạnh của họ. Họ luôn tò mò và tìm cách phát triển, nhưng sẵn sàng cống hiến cho công ty thấu hiểu những lợi ích khi trao quyền tự do theo đuổi những vấn đề nhân viên quan tâm và mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

Vai trò quan trọng của gắn kết nhân viên 

Khơi gợi được cảm xúc và năng lượng tích cực tham gia của nhân viên trong công việc rất cần thiết để xây dựng lực lượng lao động trung thành và đạt được kết quả kinh doanh tích cực trong dài hạn. Như đã đề cập trước đó, mức độ gắn kết là một yếu tố dự đoán đáng tin cậy về hiệu quả kinh doanh. Mức độ gắn kết cao tương quan với số chỉ số thành công, bao gồm tỷ lệ giữ chân cao hơn, năng suất cao hơn và tăng doanh thu.

Gắn kết cũng là nền tảng của trải nghiệm nhân viên (Employee Experience). Những nhân viên gắn kết ít có khả năng bỏ việc hơn, đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn. Mức độ gắn kết cao khiến nhân viên trở thành những tài năng hàng đầu và tạo ra những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, đó là sự khác biệt giữa một doanh nghiệp đang tồn tại và một doanh nghiệp đang phát triển.

Không thể phủ nhận mức độ gắn kết của nhân viên có tác động lớn nhưng không có nghĩa sự hài lòng trong công việc yếu thế hơn khi cùng đặt trên một cán cân. 

Cách khơi gợi sự gắn kết của nhân viên 

Gắn kết nhân viên không chỉ vấn đề các doanh nghiệp, tập đoàn lớn mà các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp vừa và nhỏ đang phải giải quyết. Đây là thời điểm để đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nguồn lực bên trong, lắng nghe nhu cầu của các thành viên trong công ty và thực hiện các điều chỉnh phù hợp. 

Những cách để gia tăng mức độ gắn kết của nhân viên được đề xuất như sau: 

  1. Tạo văn hóa giao tiếp
  2. Trao cho nhân viên những phần thưởng xứng đáng và sự công nhận
  3. Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để nhân viên phát triển 
  4. Nhận phản hồi từ nhân viên về các chính sách của công ty
  5. Cải thiện môi trường làm việc có lợi cho sức khỏe tinh thần nhân viên 

Nguồn: ClearCompany, Gallup