featured image

Top 10 thị trường Edtech tăng trưởng nhanh nhất thế giới gọi tên Việt Nam

Nhu cầu học trực tuyến tại Việt Nam tăng cao khiến cho những nền tảng mới lần lượt ra đời

Việt Nam hiện tại là một thị trường Startup mới nổi trên thế giới cũng như châu Á. Theo đánh giá của StartupBlink, Việt Nam xếp hạng 54 về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2022. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tổng vốn đầu tư cho startup Việt đã đạt mức 1,5 tỷ USD, theo báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam năm 2021.

Một trong số các lĩnh vực chứng kiến sự tăng trưởng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2020 – 2021 là giáo dục với mức tăng 562%. Và Edtech (công nghệ giáo dục) hưởng lợi lớn với sự tăng trưởng vượt bậc được đánh giá là 1 trong 10 thị trường Edtech tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Có thể kể đến như trường hợp của Vuihoc, một startup edtech khác có trụ sở tại Việt Nam, đã huy động được 2 triệu USD trong khoản tài trợ bắc cầu được dẫn đầu bởi quỹ đầu tư Bace Capital do gã khổng lồ fintech Ant Group hậu thuẫn.

Chia sẻ về Vuihoc, bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Do Ventures cho biết, thành công của Vuihoc không hề dễ dàng khi phát triển thành công sản phẩm giáo dục online có nội dung và nội dung đó phù hợp và hấp dẫn với lứa tuổi tiểu học. Yếu tố phù hợp và hấp dẫn khá là quan trọng vì không có nhiều các nền tảng Edtech có thể hiểu được khách hàng mình cần gì.

Edupia cũng là một trong những điểm sáng khi huy động thành công 14 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Jungle Ventures dẫn đầu, hiện tại Edupia đã huy động được tổng cộng 16 triệu USD. Nền tảng này hiện tại đã mở rộng các sản phẩm dành cho học sinh từ mẫu giáo cho tới lớp 12, và mở rộng sang các môn bổ trợ như code. Hiện tại Edupia đang hướng đến các thị trường mới như Thái Lan hay Indonesia. 

Công ty cũng có kế hoạch mở rộng sang thị trường Thái Lan và Indonesia, cũng như giới thiệu các tính năng và giải pháp công nghệ mới.

Theo các báo cáo cho thấy dòng vốn đầu tư tư nhân trên toàn cầu đổ vào lĩnh vực edtech trong những năm gần đây đã tăng với tỷ lệ trung bình khá cao, khoảng 32%/năm. Tính riêng trong năm 2020, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực edtech ước đạt giá trị 36,38 tỷ USD với 1.251 giao dịch.

Thị trường người học đã thay đổi rất nhiều sau đại dịch COVID-19, việc học trực tuyến không còn quá xa lạ, cũng như mọi thứ đã gần như thói quen và qua đó khiến các phương pháp học trực tuyến dễ được tiếp cận hơn.

Bắt nhịp dòng chảy của thế giới mặc dù là thị trường chỉ vừa khởi động năm 2007, theo tạp chí Con số & Sự kiện. Thị trường edtech Việt ước tính sẽ đạt mức 3 tỷ USD vào năm 2023 và nằm trong top 10 thị trường edtech có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 44,3%. Tính đến tháng 7, tổng vốn đầu tư vào các startup edtech đạt giá trị 20,2 triệu USD.