featured image

Toàn cảnh: Silicon Valley Bank sụp đổ, Startup nửa bán cầu chao đảo

Ngân hàng Silicon Valley (SVP) của Mỹ đã dừng hoạt động hôm 10/3, đánh dấu sự sụp đổ lớn thứ hai của một tổ chức tài chính trong lịch sử Mỹ và nghiêm trọng nhất kể từ khủng hoảng kinh tế 2008. Khách hàng của Silicon Valley Bank chủ yếu là các startup. Họ gửi hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu USD tại đây để điều hành công ty và trả lương nhân viên.

Quá nhiều tiền, vượt rào và cái bẫy trái phiếu cần phải trả giá 

Quay trở lại với tháng 3/2021, tức 1 năm trước khi sụp đổ, SVB đã làm nhiều ngân hàng khác phải dè chừng khi ngân hàng này có những khách hàng quá nhiều tiền và lượng tiền này đổ về rất nhiều do làn sóng đầu tư cho các Startup công nghệ tại Mỹ. Các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và huy động được của các Startup là khách hàng của SVB lên đến 330 tỷ USD. Theo Bloomberg tổng hợp, lúc đó con số tăng trưởng của họ cao hơn 100% về số lượng tiền gửi, con số bùng nổ từ 62 tỷ USD lên khoảng 124 tỷ USD, vượt xa mức tăng 24% của JPMorgan Chase và 36,5% tại First Republic Bank – một ngân hàng khác cũng ở California.

Lúc đó ông Greg Becker, Giám đốc điều hành Silicon Valley Bank đã khá mãn nguyện và cho rằng “Chúng tôi may mắn trong làn sóng Startup đổi mới sáng tạo”. Thế nhưng tất cả chỉ là tảng bằng chìm khi FDIC (Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ) cho rằng theo luật số tiền gửi trong nhà băng SVB, họ chỉ đảm bảo 250.000 USD về bảo hiểm tiền gửi tức chỉ có 7% số tiền được được gửi ở đây được FDIC đảm bảo về bảo hiểm tiền gửi tính đến ngày 31/12.

Các Startup đồng loạt rút tiền tại Silicon Valley Bank ngày 9/3

SVB hoàn toàn không có “cảnh báo” nào cho các khách hàng là các Startup non trẻ của họ. Và có thể do đang giữ một số tiền quá lớn SVB dễ dàng vượt qua các rào cản pháp lý đánh giá tình hình tài chính. 

Sau đó, với niềm tin rằng lãi suất sẽ ổn định, SVB chuyển số tiền mặt đó vào trái phiếu dài hạn. Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ.

Nhà băng này ghi nhận khoản lỗ nếu tính theo giá thị trường vượt quá 15 tỷ USD vào cuối năm 2022 với các chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn, gần như tương đương với toàn bộ vốn chủ sở hữu là 16,2 tỷ USD.

Sau khi ngân hàng công bố kết quả quý IV vào tháng 1, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan. Một nhà phân tích của Bank of America đánh giá rằng ngân hàng SVB “có thể đã vượt qua những ngưỡng rủi ro” nhưng đó chỉ là “những ngày nắng đẹp” trước cơn ác mộng. 

Những dấu hiệu đầu tiên và sự lựa chọn và hành động của SVB

SVB vẫn lạc quan và nhận giải “Ngân hàng của năm” tại London vào đầu tháng 3, ông Greg Becker, Giám đốc điều hành Silicon Valley Bank tự tin là “đối tác tài chính tốt nhất ở thời điểm khó khăn nhất”. Và rồi trong một cuộc họp cuối tuần trước, SVB đã nhận tin xấu đó là nếu không khi nhận các khoản lỗ của họ vào báo cáo thì họ có nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm hoặc với mức cao hơn cả một bậc.

Ông Greg Becker, Giám đốc điều hành Silicon Valley Bank

Đứng trước quyết định lựa chọn mang tính chiến lược. Đối với SVB lúc đó có 2 sự lựa chọn nhưng cùng 1 kết quả. Một là để củng cố bảng cân đối kế toán thì phải giảm phần lớn các khoản đầu tư trái phiếu bị thua lỗ để tăng tính thanh khoản, điều này không làm họ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm, nhưng cũng khiến những người gửi tiền sợ hãi vì xuất hiện những dấu hiệu về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hai là họ không làm gì, chấp nhận bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nhưng điều này cũng khiến các khách hàng lo sợ khi mức tín nhiệm giảm đột ngột. 

Và SVB chọn đi theo hướng thứ 2, nhưng họ đã làm một việc đột phá là quyết định bán danh mục đầu tư và công bố một thỏa thuận gọi vốn. Ngày 8/3, SVB Financial Group – công ty mẹ của SVB – thông báo đã bán tháo 21 tỷ USD chứng khoán, lỗ 1,8 tỷ USD. Họ cho biết sẽ bán thêm 2,25 tỷ USD cổ phiếu mới để củng cố bảng cân đối kế toán. Và nhà băng này đã bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm sau đó, cơn ác mộng bắt đầu từ đây

Sự sụp đổ nhanh chóng

Ngày 9/3, sau khi có những dấu hiệu SVB bất ổn thì một số công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng, bao gồm cả quỹ sáng lập bởi Peter Thiel, khuyên các startup nên rút tiền để đề phòng rủi ro, và thông tin được lan rộng với tốc độ chóng mặt khiến các Startup đồng loạt đi rút tiền và trước áp lực rút tiền, SVB đã mất khả năng thanh toán và thanh khoản của ngân hàng là không đủ để duy trì hoạt động.  

CEO Better Markets Dennis M. Kelleher nhận xét. 

Những người gửi tiền rút ra quá nhanh, khiến nhà băng mất thanh khoản

Để xoa dịu tình hình lúc đó, chiều cùng ngày SVB đã liên hệ với các khách hàng lớn nhất, khẳng định họ vẫn ổn và họ vẫn “thanh khoản dồi dào, linh hoạt”, nhưng tất cả đã quá muộn, theo các khách hàng của SVB được ghi nhận bởi Bloomberg.

Họ không đưa ra được hướng giải quyết ngoại trừ kêu mọi người bình tĩnh, điều này khiến chúng tôi lo lắng hơn

Còn đối với hệ thống online, một khách hàng của SVB cho biết họ đã đã giao dịch mất hai giờ để thực hiện trên website của SVB và chỉ được đánh dấu là “đang xử lý”. Chính khách hàng đó đã cố gắng chuyển một số tiền lớn hơn vào sáng ngày hôm sau, nhưng đều không thành công.

Theo Bloomberg, chỉ trong 1 ngày, khách hàng của Silicon Valley đã rút hơn 42 tỷ USD – tương ứng với 25% tiền gửi tại ngân hàng. 

Cổ phiếu của SBV cũng nhanh chóng cắm đầu, kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác. Sáng 10/03, cổ phiếu SBV bị tạm dừng giao dịch và ngân hàng đã từ bỏ nỗ lực nhanh chóng tăng vốn hoặc tìm người mua. 

Cơ quan quản lý tài chính bang California và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) đã buộc phải can thiệp, đóng cửa ngân hàng và tịch thu tài sản. 

Với tổng tài sản khoảng 209 tỷ USD, SVB đã trở thành ngân hàng phá sản lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, chỉ sau vụ sụp đổ của Washington Mutual năm 2008. Chưa đầy 18 tháng trước, SVB từng được định giá hơn 44 tỷ USD.

Ảnh hưởng lớn và hướng khắc phục “mờ mịt” 

Hàng ngàn Startup là những khách hàng của SVB đang thực sự lâm vào tình huống “sống chết” khi họ không biết họ sẽ lấy đâu ra tiền để trả lương cho nhân viên 

Tại Seattle (Mỹ), Giám đốc điều hành Stefan Kalb của công ty khởi nghiệp Shelf Engine đang đau đầu để tìm cách trả được lương cho nhân viên.

Đây là một ngày tồi tệ. Mọi tiền bạc của chúng tôi đều gửi tại Silicon Valley Bank

Ông Kalb nói hôm 10/3, cho biết doanh nghiệp mình có hàng triệu USD tại ngân hàng.

Ông Kalb đang nộp đơn để có thể nhận được 250.000 USD bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, con số này sẽ là không đủ để trả lương cho nhân viên của Shelf Engine. Công ty có thể sẽ phải sa thải bớt nhân sự trước khi tình hình ổn định.

Còn tại phía bên kia Đại Tây Dương, nhiều công ty khởi nghiệp bị đặt vào thế khó khi chi nhánh SVB tại Anh (SVB UK) tuyên bố sẽ ngừng dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) hôm 10/3 cho biết họ đã khởi động quy trình làm thủ tục phá sản với chi nhánh. 

FDIC cho biết những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ có quyền truy cập vào tài khoản tiền gửi, chậm nhất vào sáng 13/3. Tuy nhiên, số tiền gửi tại SVB vượt quá giới hạn bảo hiểm 250.000 USD là “không xác định”.

Theo FDIC, văn phòng chính và các chi nhánh của SVB sẽ mở cửa trở lại vào ngày 13/3 và tất cả người gửi tiền có thể nhận lại đầy đủ tiền gửi được bảo hiểm của họ. Tuy nhiên, 89% trong tổng số tiền gửi trị giá 175 tỷ USD của ngân hàng này lại thuộc dạng không được bảo hiểm và số phận của các khoản tiền gửi này vẫn còn là dấu hỏi chấm. Theo nguồn tin thân cận của Reuters, trong cuối tuần, FDIC đang chạy đua để tìm một ngân hàng khác sẵn sàng sáp nhập với SVB Ngân hàng Thung lũng Silicon.

Ông Martín Varsavsky, một doanh nhân người Argentina đầu tư vào nhiều công ty công nghệ tại thung lũng Sillicon, cho rằng chính phủ Mỹ cần hành động nhanh chóng hơn để giảm thiểu tác động tiêu cực tới giới doanh nghiệp.

Nếu chính phủ cho phép người dân rút ít nhất một nửa số tiền họ gửi tại SVB trong tuần tới, tôi nghĩ mọi thứ sẽ ổn, nhưng nếu họ vẫn giữ hạn mức 250.000 USD, nhiều công ty sẽ không thể trả lương. Đó là thảm họa.

Cổ phiếu của các ngân hàng đồng loạt bị ảnh hưởng. KBW Bank Index – chỉ số theo dõi các ngân hàng và quỹ tiết kiệm hàng đầu được giao dịch công khai ở Mỹ – đã giảm mạnh nhất trong một tuần kể từ tháng 3/2020.

Nguồn: Bloomberg, Reuters, tổng hợp