1. Kinh tế tuần hoàn là gì?
Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.
Kinh tế tuần hoàn khác với kinh tế tuyến tính (Linear Economy), trong đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên được biến thành các sản phẩm và rác thải, gây ra sự suy giảm và ô nhiễm.
Kinh tế tuần hoàn có thể giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, tạo ra các cơ hội kinh doanh và bảo vệ môi trường.
2. Xu thế kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn đang có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp.
Đến nay, ước tính có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến xây dựng lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Năm 2021, Ủy ban ASEAN ban hành Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn dưới luật.
Theo các chuyên gia, việc sớm công nhận và thể chế hóa khái niệm, quy định kinh tế tuần hoàn trong hệ thống khung khổ chính sách, pháp luật nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp cũng có những phản ứng tích cực với mô hinh kinh tế nhiều tiềm năng này.
Kinh tế tuần hoàn là giải pháp hiệu quả giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm rác thải, thúc đẩy các biện pháp phát triển bền vững.
3. Kinh tế tuần hoàn – mô hình ưu việt để doanh nghiệp phát triển bền vững

Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng (reuse) thông qua chia sẻ (sharing), sửa chữa (repair), tân trang (refurbishment), tái sản xuất (remanufacturing) và tái chế (recycling) nhằm tạo ra các vòng lặp kín (close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải.
Mô hình kinh tế tuần hoàn có tính ưu việt vì mang lại nhiều lợi ích cho cả kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm:
- Giảm chi phí sản xuất, tiêu dùng và xử lý chất thải bằng cách tái sử dụng các nguyên liệu, năng lượng và sản phẩm đã có.
- Tăng khả năng cạnh tranh và đổi mới bằng cách áp dụng các công nghệ mới, thiết kế hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, an toàn và bền vững của các sản phẩm và dịch vụ.
- Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí thải nhà kính, tiết kiệm năng lượng và phát triển các ngành công nghiệp sinh thái.
- Tạo ra các cơ hội việc làm, thu nhập và phát triển cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng liên quan đến kinh tế tuần hoàn.
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều văn bản thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tuần hoàn. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025” từ năm 2017, nhằm hình thành ngành công nghiệp môi trường, có thể đáp ứng các nội dung của nền Kinh tế tuần hoàn.
Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường chính thức luật hóa định về phát triển kinh tế tuần hoàn.
Năm 2022, Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đề án góp phần định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với đổi mới hiệu quả mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước những cú sống từ bên ngoài,…
4. Các cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đã hình thành những quy định về kinh tế tuần hoàn vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, chưa tạo được hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn hoàn chỉnh và phổ biến. Chính vì thế, các cơ chế khuyến khích đang được ưu tiên nghiên cứu, triển khai để các doanh nghiệp yên tâm thử nghiệm các sáng kiến kinh tế tuần hoàn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về Cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.
Dự thảo đề xuất 6 nhóm chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, bao gồm: khu công nghiệp, khu kinh tế; phân loại xanh; tư vấn công nghệ; chuyển giao công nghệ; tín dụng xanh; trái phiếu xanh; phát triển nguồn nhân lực và chính sách đất đai.
Theo đó, các dự án kinh tế tuần hoàn tham gia cơ chế thử nghiệm được tư vấn giới thiệu công nghệ, hỗ trợ 50% chi phí chuyên gia tư vấn công nghệ; miễn thuế nhập khẩu; ưu tiên thông quan hàng hóa và hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê, mua các giải giải pháp chuyển đổi số để thực hiện dự án.
Không những thế, các dự án tham gia cơ chế thử nghiệm chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh được tiếp cận, huy động, vay vốn ưu đãi, vay vón không bảo lãnh chính phủ đối với các khoản tín dụng xanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngài, tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng nhiều loại quỹ khác như: quỹ dầu tư phát triển, quỹ môi trường, quỹ phát triển xanh,… đặc biệt là tiếp cận vốn thông qua phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng đầu tiên phát hàng thành công trái phiếu xanh theo ICMA
Ngoài ra các bộ, ngành đang tích cực thể hiện tinh thần trách nhiệm với kinh tế tuần hoàn và nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, công chúng về kinh tế tuần hoàn.