Là một trong những Đề án đầu tiên được Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai liên quan đến khởi nghiệp, bắt đầu từ năm 2017 cho đến nay, Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Đề án 844) đã tài trợ kinh phí cho 29 dự án do 21 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam thực hiện.

Để tham gia Đề án 844 và nhận hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước, các đơn vị trình bày kế hoạch và năng lực của mình trong việc giải quyết các nhiệm vụ phục vụ Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) của Đề án 844 thuộc các nhóm chính: nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách; đào tạo, nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân; cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp; hỗ trợ và liên kết các thành phần thuộc hệ sinh thái; và truyền thông phát triển văn hóa khởi nghiệp. Trong đó, sau đợt tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 giai đoạn năm 2017 – 2018 vào cuối tháng 01 vừa qua, các nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ, liên kết và truyền thông do các đơn vị triển khai đang cho thấy nhiều kết quả đáng chú ý.

Hỗ trợ và thúc đẩy liên kết các thành phần thuộc Hệ sinh thái KNST

Thông qua các nhiệm vụ liên kết, kết nối trong khuôn khổ Đề án 844, các đơn vị không chỉ góp phần xây dựng một hệ sinh thái KNST bền vững và phát triển mạnh mẽ, mà còn có được những thành công trong việc mở rộng mạng lưới, thúc đẩy hoạt động của tổ chức.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc ươm tạo Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK-Holdings) chia sẻ về những giá trị mà Đề án 844 mang lại trong quá trình đơn vị này tham gia Đề án qua 3 năm: “Tham gia Đề án 844, BK-Holdings đã có thêm nhiều kết nối, nhiều đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo cơ hội để hình thành những hợp tác liên trường, liên ngành trong lĩnh vực ươm tạo sáng tạo công nghệ và thương mại hóa công nghệ. Mặt khác BK-Holdings còn có thêm uy tín để trở thành đối tác triển khai Đề án 1665 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tác xây dựng Đề án Khởi nghiệp sáng tạo của Hà Nội,… .”

Ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc ươm tạo BK-Holdings chia sẻ về quá trình tham gia Đề án 844. (Ảnh: Ánh Tuyết/ Vietnam+)

Ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc ươm tạo BK-Holdings chia sẻ về quá trình tham gia Đề án 844. (Ảnh: Ánh Tuyết/ Vietnam+)

Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp (BSSC) cũng là một đơn vị đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng được mô hình hỗ trợ khởi nghiệp tương đối toàn diện, góp phần quan trọng vào hoạt động sôi nổi của đơn vị tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. “Việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 844 giúp BSSC hoàn thiện hơn nữa mô hình của mình và BSSC cũng kỳ vọng là thông qua đề án có thể chuyển giao, nhân rộng mô hình hoạt động của BSSC cho các địa phương khác trong cả nước” – B Diệu Hằng, Phó Giám đốc Điều hành BSSC chia sẻ.

Trong thời gian qua, BSSC đã thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và thúc đẩy liên kết giữa các nhà đầu tư, nhà tư vấn và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó nổi bật phải kể đến việc tổ chức Sàn Giao dịch & Đầu tư khởi nghiệp – Startup Exchange tại Startup Day 2018. Sự kiện quy tụ hơn 200 mô hình khởi nghiệp cùng tổng số tiền đầu tư, giao dịch, hỗ trợ được quy đổi lên đến hơn 37 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bộ quy chuẩn về hoạt động gọi vốn cộng đồng FundingVN cũng đã được đơn vị này cơ bản hoàn thiện, chiến dịch “Hẹn hò tháng 8 cùng startup” trên funding.vn vừa qua cũng đã kêu goi thành công 181,500,000 VND từ cộng đồng.

qeq
Khu vực gian hàng của 200 startup tham dự Startup Exchange tại Startup Day do BSSC tổ chức. (Ảnh: BSSC)

Dù có bề dày kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khởi nghiệp và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp khi thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng thuộc Đề án 844, đại diện của BSSC cũng phải thừa nhận những khó khăn trong quá trình triển khai: “Khó khăn của chúng tôi khi thực hiện các nhiệm vụ năm 2018 là phải “giáo dục” thị trường, phải thông qua nhiều hoạt động để cung cấp kiến thức, làm thay đổi tư duy, hành động của những đối tượng cố vấn, nhà đầu tư,… trong hệ sinh thái KNST, giúp họ gắn kết với các thành tố của hệ sinh thái và đóng góp cho sự phát triển của hệ sinh thái” – Bà Diệu Hằng, Phó Giám đốc Điều hành BSSC cho biết thêm. Đây có thể coi là những khó khăn chung của các đơn vị đang trong hành trình xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam thời gian qua.

Bên cạnh đó, tham gia thực hiện Đề án 844, tính đến thời điểm nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Đề án 844 năm 2018, Công ty Cổ phần Phát triển UP, chủ sở hữu của Up-Coworking Space, cũng đã hỗ trợ cung cấp địa điểm, tham gia tổ chức chương trình, xây dựng nội dung và cố vấn triển khai cho 20 sự kiện khởi nghiệp nổi bật của Việt Nam như: Cuộc thi VietChallenge 2018 – Vòng khu vực Hà Nội, Hội thảo K – Startup Grand Challenge 2018, Hội thảo Bitcoin Bubble: Insight from Crypto Nation Switzerland,…. Đồng thời, đơn vị này cũng đã hoàn thành việc nghiên cứu xây dựng sổ tay hỏi đáp về vấn đề pháp lý – kế toán mà các doanh nghiệp sáng tạo thường xuyên gặp phải, cũng như tổng hợp nhu cầu sử dụng dịch vụ, tư vấn của doanh nghiệp KNST. Sổ tay bao gồm giải đáp cho 52 câu hỏi về các vấn đề như đăng ký doanh nghiệp, điều khoản lao động và sở hữu trí tuệ, các thủ tục liên quan đến kế toán – thuế, v.v…

Công Ty TNHH Innovatube Solutions Việt Nam tham gia Đề án 844 đã thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình thúc đẩy hoạt động tương tác giữa các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua cổng www.innovatube.com.

Đào tạo, nâng cao năng lực cho KNST

Nâng cao năng lực KNST là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp còn non trẻ ở Việt Nam hiện nay. Trong năm 2017 và năm 2018, nhiều dự án thuộc Đề án 844 đã được triển khai nhằm đào tạo và phát triển năng lực cho các cố vấn, nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

Thực hiện hai nhiệm vụ về đào tạo, BK-Holdings đã tiến hành xây dựng Tài liệu “Hướng dẫn Thực hành Đầu tư cá nhân” và “Hướng dẫn Thực hành Cố vấn Khởi nghiệp”, cũng như tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo về chủ đề này. Cụ thể, từ tháng 12/2017 đến tháng 06/2018, đơn vị này đã tổ chức thành công 6 khóa đào tạo Startup Mentor hàng tháng, hàng quý với sự tham gia của gần 240 học viên, cùng 4 khóa Đào tạo cho nhà đầu tư cá nhân cho gần 80 người. Bên cạnh đó, các chương trình kết nối giữa các cố vấn với các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã được triển khai với chủ đề “Pitching – Gọi vốn” trong 3 quý của năm 2018. Chương trình giúp các nhóm startup có thể đưa được sản phẩm ra thị trường thuận lợi cũng như có cơ hội nhận tham vấn, hỗ trợ, hướng dẫn từ các cố vấn khởi nghiệp. Ước tính mỗi đợt kết nối này có 50 đại diện doanh nghiệp và các cố vấn khởi nghiệp tham gia đến từ các tổ chức thành viên của Mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp (VMI), các Hiệp hội kinh doanh, các trường Đại học hay cơ sở ươm tạo là đối tác liên kết trong Đề án 844.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cũng là một đơn vị tích cực trong hoạt động triển khai nhiệm vụ Đề án 844 tại các trường đại học và viện nghiên cứu. ĐHQGHN đã tổ chức điều tra nhu cầu nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của 1000 cá nhân trong nhà trường, từ đó nghiên cứu xây dựng giáo trình môn học về KNST, kiến nghị bổ sung vào chương trình đào tạo của trường. Đến tháng 11/2018, ĐHQGHN tổ chức thành công 5 khóa đào tạo cơ bản về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho riêng từng nhóm đối tượng như sinh viên; cán bộ quản lý, hỗ trợ khởi nghiệp; giảng viên, nghiên cứu viên về khởi nghiệp. Các khóa đào tạo này cung cấp các kiến thức cần thiết như tư duy thiết kế, phát triển khách hàng, quy mô thị trường, phát triển phễu bán hàng,…

Khóa đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên ĐHQG Hà Nội. (Ảnh: ĐHQGHN)

Khóa đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên ĐHQG Hà Nội. (Ảnh: ĐHQGHN)

Ở khu vực phía Nam, ngoài BSSC, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) cũng đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Đơn vị đã tổ chức thành công chuỗi hội thảo và các lớp huấn luyện cơ bản và nâng cao về khởi nghiệp ĐMST tại Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,..

Lớp huấn luyện tại Đồng Tháp do BSA thực hiện vào Quý III năm 2018. (Ảnh: BSA)

Lớp huấn luyện tại Đồng Tháp do BSA thực hiện vào Quý III năm 2018. (Ảnh: BSA)

Không chỉ tập trung tại các thành phố lớn phía Bắc và phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, công tác đào tạo, nâng cao năng lực tại miền Trung cũng diễn ra sôi nổi với sự tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 của Vườn ươm Khởi nghiệp Đà Nẵng (DNES) và Đại học Vinh. Trong năm vừa qua, DNES đã xây dựng và phát hành một bộ cẩm nang dành cho cá nhân quản lý, vận hành tổ chức hỗ trợ và tổ chức đầu tư vốn cho KNST, trong đó đặc biệt giới thiệu mô hình vườn ươm hợp tác công tư như DNES. Khóa đào tạo đầu tiên tại Đà Nẵng vào cuối năm 2018 cho các cán bộ quản lý hoạt động khởi nghiệp đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Bình cũng đã được thực hiện. Cùng với đó, Đại học Vinh đã tổ chức 01 khóa tập huấn cơ bản về KNST cho 150 cán bộ có tiềm năng quản lý, giảng viên,…tại các trường đại học, viện nghiên cứu vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đặc biệt, đơn vị này cũng đã tổ chức thành công 01 khóa đào tạo cố vấn khởi nghiệp (ToT) cho 30 cán bộ, giảng viên tại các tỉnh vào cuối năm vừa rồi.

Truyền thông về hoạt động KNST

Đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động truyền thông về KNST tại Việt Nam, Báo điện tử VnExpress, Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) là bốn đơn vị đã và đang tham gia triển khai nhiều chương trình ý nghĩa.

Trong đó đặc biệt phải kể đến hoạt động vinh danh Startup Việt năm 2018 do Báo điện tử VnExpress tổ chức trong khuôn khổ Đề án 844. Từ hơn 400 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình bình chọn Startup Việt 2018, ban tổ chức chọn ra 25 startup thể hiện tốt nhất để vinh danh, đẩy mạnh truyền thông các điển hình khởi nghiệp nổi bật trên cả nước.

Lễ vinh danh Startup Việt năm 2018 do Báo điện tử VnExpress tổ chức. (Ảnh: VnExpress)

Lễ vinh danh Startup Việt năm 2018 do Báo điện tử VnExpress tổ chức. (Ảnh: VnExpress)

Không chỉ tập trung tại các thành phố lớn phía Bắc và phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, công tác đào tạo, nâng cao năng lực tại miền Trung cũng diễn ra sôi nổi với sự tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 của Vườn ươm Khởi nghiệp Đà Nẵng (DNES) và Đại học Vinh. Trong năm vừa qua, DNES đã xây dựng và phát hành một bộ cẩm nang dành cho cá nhân quản lý, vận hành tổ chức hỗ trợ và tổ chức đầu tư vốn cho KNST, trong đó đặc biệt giới thiệu mô hình vườn ươm hợp tác công tư như DNES. Khóa đào tạo đầu tiên tại Đà Nẵng vào cuối năm 2018 cho các cán bộ quản lý hoạt động khởi nghiệp đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Bình cũng đã được thực hiện. Cùng với đó, Đại học Vinh đã tổ chức 01 khóa tập huấn cơ bản về KNST cho 150 cán bộ có tiềm năng quản lý, giảng viên,…tại các trường đại học, viện nghiên cứu vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đặc biệt, đơn vị này cũng đã tổ chức thành công 01 khóa đào tạo cố vấn khởi nghiệp (ToT) cho 30 cán bộ, giảng viên tại các tỉnh vào cuối năm vừa rồi.

Truyền thông về hoạt động KNST

Đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động truyền thông về KNST tại Việt Nam, Báo điện tử VnExpress, Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) là bốn đơn vị đã và đang tham gia triển khai nhiều chương trình ý nghĩa.

Trong đó đặc biệt phải kể đến hoạt động vinh danh Startup Việt năm 2018 do Báo điện tử VnExpress tổ chức trong khuôn khổ Đề án 844. Từ hơn 400 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình bình chọn Startup Việt 2018, ban tổ chức chọn ra 25 startup thể hiện tốt nhất để vinh danh, đẩy mạnh truyền thông các điển hình khởi nghiệp nổi bật trên cả nước.

VnExpress và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) cũng là hai đơn vị tham gia tích cực và hiệu quả trong hoạt động truyền thông cho sự kiện Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia – TECHFEST VIETNAM 2018 (thuộc Đề án 844), góp phần vào thành công chung của chương trình diễn ra tại Đà Nẵng với hơn 5,500 lượt người tham dự cùng hơn 600 doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước, nâng tổng giá trị quan tâm đầu tư cho khởi nghiệp trong khuôn khổ sự kiện lên 7,86 triệu USD – con số lớn nhất từ trước tới nay.

Năm vừa qua, Ban khoa giáo đài truyền hình Việt Nam (VTV2) lần đầu tham gia nhiệm vụ của Đề án 844 và Quý IV cùng năm đã triển khai xây dựng chương trình “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Chương trình dự kiến sẽ được phát sóng trên trang www.vtv.vn, chương trình VTV2 – Chất lượng cuộc sống, và trên mạng xã hội Facebook vào quý I năm 2019 với 12 số về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế. Các phim phóng sự được ghi hình trên khắp cả nước.

Với các nhiệm vụ về truyền thông, năm 2019 chờ đón nhiều hoạt động đáng chú ý khác nữa như Hành trình “Khám phá những miền đất khởi nghiệp” dành cho các nhà báo tại 3 vùng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng do Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Cùng với đó là sự vào cuộc của các cơ quan báo đài, đơn vị truyền thông tham gia Đề án 844 để thực hiện các nhiệm vụ bắt đầu từ năm 2019.

Định hướng triển khai Đề án 844 năm 2019 của đơn vị trên cả nước

Trong năm 2019, các nhiệm vụ thuộc Đề án 844 sẽ được hàng chục tổ chức khác trên khắp ba miền triển khai, nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển đồng đều và phong phú. Không chỉ phân bổ phù hợp về mặt địa lý, loại hình tổ chức tham gia Đề án 844 trong giai đoạn tới cũng rất đa dạng.

Ngoài các gương mặt kể trên, phía Bắc có Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (TSC), Trung tâm Ứng dụng và thông tin KH&CN – Sở KH&CN Phú Thọ, Đại học Ngoại Thương,…; tại miền Nam có Saigon Innovation HUB (SIHUB), Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ – Trường Đại học Bách Khoa, Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao,…; miền Trung có Trường Cao đẳng Công thương miền Trung, Đại học Huế, Cao đẳng Công nghiệp Huế, Công ty CP trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn…Tất cả đang nhanh chóng triển khai các hoạt động thuộc Đề án 844 trong năm 2019. Các hoạt động truyền thông cho KNST cũng sẽ sôi nổi hơn với sự tham gia của các gương mặt mới như Báo Công thương, Công ty Cổ phần NetViet Truyền thông đa phương tiện, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp,…

Đánh giá về các đơn vị tham gia thực hiện Đề án 844, ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Văn phòng Đề án 844 cho biết: “Các đơn vị tham gia thực hiện Đề án 844 đều là những tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đầu tư, cố vấn, đào tạo cho khởi nghiệp cũng như đã từng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng gọi vốn thành công. Với mô hình triển khai như hiện tại của Đề án 844, nguồn Ngân sách của nhà nước có thể được sử dụng một cách hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng như làm tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh hơn của toàn bộ hệ sinh thái nước nhà.”

Góp phần vào những thành tựu trên của các đơn vị, công tác quản lý Đề án được nhiều đơn vị đánh giá tích cực. Bà Diệu Hằng, Phó Giám đốc Điều hành Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp (BSSC) cho biết: “Đề án 844 là một đề án mới, ở khía cạnh nào đó cũng giống “startup”. Các đơn vị thực hiện như BSSC cùng với Ban điều hành 844, Văn phòng Đề án 844, … là một trong những “founder” (nhà sáng lập) đầu tiên của đề án. Tất cả đã cùng nỗ lực, mày mò, vừa làm vừa điều chỉnh, chấp nhận thử thách, kiên trì và động viên lẫn nhau để có thể cùng hoàn thành những nhiệm vụ đầu tiên của Đề án.”

Ông Phạm Dũng Nam cũng cho biết vào tháng 3 tới đây, Ban điều hành Đề án 844 dự kiến sẽ mở đợt kêu gọi đề xuất nhiệm vụ thuộc Đề án 844 thực hiện vào năm 2020, tập trung vào hoạt động liên kết, kết nối các thành phần thuộc hệ sinh thái KNST. Các đề xuất từ đơn vị sẽ không chỉ là những gì mà đơn vị muốn làm, mà còn chính là những việc mà hệ sinh thái KNST đang cần. Đây sẽ là “kim chỉ nam” cho việc triển khai hỗ trợ bằng Ngân sách nhà nước và giao nhiệm vụ của Ban quản lý Đề án 844 tới các đơn vị có năng lực thực hiện, dự kiến công bố danh sách nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện năm 2020 vào tháng 5 năm nay.

Nguồn : Cổng thông tin điện tử khởi nghiệp.