featured image

Hàn Quốc tăng sự hiện diện ở thị trường Đông Nam Á

Startup Hàn Quốc tăng sự hiện diện ở Việt Nam

Năm 2019, Chính quyền Thủ đô Hàn Quốc ra kế hoạch đưa Seoul lên Top 5 trung tâm khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Chính quyền này đã mở trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chiến lược hiện thực hóa mục tiêu này. Chính quyền này đã và đang triển khai hàng loạt hoạt động. Những hoạt động này giúp các startup Hàn Quốc tham gia thị trường Việt Nam. Họ hỗ trợ startup của mình bằng đầy đủ công nghệ sáng tạo. Họ cũng đầu tư vào từng giai đoạn đến khi startup mở rộng ra toàn cầu. Seoul Startup Hub quận 11 kỳ vọng tiếp thêm nhiệt huyết cho doanh nhân Hàn Quốc. Đặc biệt là những người muốn khởi nghiệp tại Việt Nam. Startup Hub này đi vào hoạt động từ tháng 5/2021.

Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Seoul tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chính quyền Thủ đô Seoul cũng đã có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp ở nước ngoài. Và đây chính là nơi đầu tiên ứng dụng chương trình đó. Các startup ở Seoul, Hàn Quốc muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Những startup này sẽ được trợ giúp về không gian văn phòng, hỗ trợ thương mại hóa, trao đổi công nghệ, kết nối công ty địa phương, hợp tác với các nhà đầu tư,… Seoul tập trung vào Việt Nam khi tốc độ phát triển nhanh cùng số lượng lớn startup. Seoul còn mở rộng cơ hội kết nối công ty địa phương, thương mại hóa công nghệ toàn cầu.

Một số startup Hàn Quốc điển hình tại thị trường Việt Nam

Tính đến tháng 5/2021 đã có 35 startup Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam. Một trường hợp điển hình là Wayne Hills Ventures, Inc. Đây là nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) chuyển đổi bất cứ văn bản nào thành video động. Những video này đều hoàn chỉnh về nội dung và phụ đề không có DRM. Wayne Hills Ventures đang tiến hành đàm phán hợp tác với Vingroup. Tập đoàn này cũng vừa thành lập Công ty VinBigData ở mảng nghiên cứu, phát triển AI. Ngoài ra còn có ứng dụng giao đồ ăn Baemin, ứng dụng thanh toán Toss,… Burning Bros cũng vừa lập công ty con về thương mại điện tử tại Việt Nam.

Ưu đãi “thẻ ảo trả trước” của kỳ lân fintech Toss tại Việt Nam

Chủ sở hữu Chợ Tốt trở thành kỳ lân nhờ khoản đầu tư từ STIC Investments

Các công ty đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc như Nextrans, STIC Investments, Smilegate,… cũng ngày càng tích cực tìm kiếm các startup tiềm năng tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung để bổ sung vào danh mục đầu tư của mình. Tập đoàn Carousell vừa công bố thông cáo báo chí về vòng gọi vốn 100 triệu USD. Vòng gọi vốn này do STIC Investments dẫn đầu. Vòng này còn có Sequoia Capital India, Golden Gate Ventures. Công ty công nghệ Naver của Hàn Quốc cũng tham gia. Tập đoàn thương mại điện tử này cũng từng nhận đầu tư từ Telenor, Rakuten, Naspers,… Nhờ đó, Carousell đã gia nhập “câu lạc bộ kỳ lân” Đông Nam Á với định giá 1,1 tỷ USD. Khoản đầu tư tiếp tục hỗ trợ Carousell thương mại hóa các mặt hàng secondhand.

Carousell trở thành kỳ lân mới giữa đại dịch COVID-19.

Carousell Group thành lập tháng 8/2012, có trụ sở ở Singapore. Tập đoàn sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn ở tám thị trường tại Đông Nam Á với các thương hiệu Carousell, Mudah, Chợ Tốt, và OneKyat. Tập đoàn đang xem xét khả năng mở rộng danh mục sản phẩm ra cả ô tô đã qua sử dụng. Đại diện STIC Investments, CEO Jason Cho sẽ tham gia Hội đồng Quản trị Carousell. Anh tự tin rằng Carousell sẽ trở thành “trung tâm của nền kinh tế đồ cũ” trong khu vực. Nhiều người tiêu dùng đã ngày càng có ý thức hơn về các vấn đề kinh tế – xã hội, môi trường. Họ cũng quan tâm hơn đến tái sử dụng sản phẩm. Carousell cũng có kế hoạch IPO tại Mỹ thông qua SPAC.

Thông tin tổng hợp từ Bloomberg và Crunchbase.