featured image

YouthMentor: nền tảng cung cấp dịch vụ Mentoring cho sinh viên

YouthMentor – nền tảng cung cấp dịch vụ Mentoring cho sinh viên.

* Link đầu tư dự án: https://startupwheel.funding.vn/product/youthmentor-nen-tang-cung-cap-dich-vu-mentoring-cho-sinh-vien/

Những năm gần đây, dường như câu chuyện một người trẻ từ bỏ công việc đáng mơ ước tại những công ty-tập đoàn lớn để tự thành lập doanh nghiệp của riêng mình – “khởi nghiệp”, đã không còn quá xa lạ với xã hội…Tôi cũng có một câu chuyện như vậy. Để tôi kể bạn nghe nhé!

Tôi là Nguyễn Quý Tiến, năm nay 24 tuổi, cựu sinh viên ĐH Ngoại Thương Hà Nội K52 Tài chính ngân hàng. Hiện tôi là CEO, Founder của YouthMentor-nền tảng cung cấp dịch vụ mentoring cho sinh viên. Trước đây tôi từng làm ở PwC – 1 công ty kiểm toán thuộc hàng “Big 4” mà nhiều bạn trẻ theo học ngành kế kiểm hay tài chính vẫn thường mơ ước và coi là đích phấn đấu. Với một mức lương ổn định, cơ hội thăng tiến; bên cạnh đó tôi còn quản lý một trung tâm dạy học, đối với nhiều người, như vậy đã là rất ổn định và “cứ thế mà làm”. Nhưng vào năm 2018, tôi đã quyết định nghỉ việc tại PwC, chuyển trung tâm cho người khác quản lý và quyết định theo đuổi dự án YouthMentor, từ khi còn là một ý tưởng sơ khai cho tới bây giờ, khi đã thành lập công ty và có một đội ngũ tương đối ổn định. Vì sao vậy? Tôi tham gia một chương trình exchange thanh niên-sinh viên và được sang Malaysia, giao lưu với nhiều người trẻ tài năng trong khu vực ASEAN. Ban đầu chỉ đơn thuần nghĩ là đi chơi, giao lưu nhưng tới khi tham dự và tiếp xúc trực tiếp với người trẻ các nước trong khu vực, thấy được tinh thần và tham vọng hừng hực tuổi trẻ từ họ, tôi đã được truyền cảm hứng từ những người trẻ nước bạn và nghĩ rằng mình cũng phải làm gì đó cho đất nước mình, không thể để tuổi trẻ mình đi theo lối mòn được. Những năm cuối đại học, tôi có network khá rộng với các bạn sinh viên đồng trang lứa và các anh chị đã đi làm. Biết được ít nhiều thực trạng của thị trường lao động, cả phía cung và phía cầu (tức phía người lao động – các bạn sinh viên và phía doanh nghiệp, tuyển dụng). Tôi cũng có network với khá nhiều bạn sinh viên từ những năm đầu đến năm cuối nhờ quản lý trung tâm dạy ôn thi các môn tại đại học, nhận thấy được rằng dù là junior hay senior thì họ đều gặp những vấn đề của “tuổi trẻ”: học tập, hoạt động ngoại khoá, tham gia các cuộc thi, xin học bổng, định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm,… Nhớ lại bản thân ngày trước, quả thật nếu có cơ hội cho “tôi của hiện tại” được nói chuyện với “tôi của 5 năm trước” thì hẳn con đường sự nghiệp của tôi đã rộng thênh thang hơn nhiều bởi tôi sẽ biết được ở mỗi thời điểm thì sẽ cần tích luỹ kiến thức kỹ năng gì, tham gia những gì để làm dày kinh nghiệm; kỹ năng của bản thân. Tôi nhận ra sự cần thiết của một người Mentor (người cố vấn). Hoặc nếu bạn chưa tin lắm thì tôi sẽ kể tiếp một câu chuyện nữa tôi từng được chứng kiến. Tôi có 2 người bạn, A có tư duy tốt, học tốt, từng đi dạy gia sư Kinh tế lượng; B thì học không được giỏi bằng A. Thế nhưng B gặp được một người cố vấn có tâm, được giúp đỡ và vạch ra định hướng rõ ràng cho tương lai, tham gia thi một chương trình MT của Unilever và được làm ở đó sau khi ra trường, mức lương hàng tháng cỡ nghìn đô la. Còn A thì sao? Dành chủ yếu thời gian để học và không làm đầy CV nên sau khi ra trường A vào làm admin tại một công ty giáo dục, mức lương hàng tháng chỉ 5-6 triệu. Thật đáng tiếc cho một người có tư duy tốt như A.

Tất cả những câu chuyện trên dường như thôi thúc tôi rất mạnh mẽ, vì thế từ việc coi YouthMentor như là một dự án phụ (side project), tôi nghỉ việc và làm việc full-time cho YouthMentor (10/2018), quyết tâm khởi nghiệp để đóng góp một thứ gì đó cho xã hội, giúp đỡ những người trẻ.

Những ngày đầu đội ngũ của tôi bao gồm những bạn trẻ trong network của mình hoặc được giới thiệu, xây dựng mọi thứ từ 1 ý tưởng với concept chung là “kết nối người đi trước với người đi sau”. Sau đó chúng tôi xây dựng đề án và mang đi thi 1 số cuộc thi khởi nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Kết quả rất khả quan và có phần vang dội. Điển hình đó là việc vô địch toàn quốc cuộc thi Thử thách sáng tạo đổi mới xã hội (VSIC) 2018 (tổ chức bởi VCCI, Microsoft Vietnam và ĐH Ngoại Thương) hay Á quân Cuộc thi Khởi nghiệp I-Startup 2019 của trường ĐH Kinh tế quốc dân. Như một nguồn khích lệ động viên rằng như vậy là dự án cũng được chấp nhận phần nào bởi tính khả thi đã được giám khảo các cuộc thi công nhận, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề án và xây dựng quy trình sản phẩm, dựa trên những tham khảo và tham gia đào tạo bởi nhiều chuyên gia có kinh nghiệm.

Đội ngũ YouthMentor những ngày đầu

Vậy dự án của chúng tôi giúp được gì cho xã hội?

YouthMentor giúp kết nối những bạn sinh viên năm 1,2 với các bạn sinh viên năm 3,4 có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động ngoại khoá; quán quân các cuộc thi; apply thành công các chương trình học bổng;…bên cạnh đó là kết nối những bạn sinh viên sắp ra trường (năm 3,4) với các anh chị đã đi làm, có kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực nghề nghiệp (ví dụ HR, marketing, sale,…) để nhận được sự dẫn dắt tư vấn, nhìn ra vấn đề của bản thân, trau dồi kỹ năng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp sau này. Thông qua việc kết nối này, chúng tôi tạo ra một cộng đồng mentor-mentee chất lượng, chia sẻ những kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và networking (cả online và tổ chức những buổi sharing, training, networking night)
Để gia nhập cộng đồng này, bạn chỉ cần truy cập website youthmentor.com.vn, tạo tài khoản và hoàn thiện profile của mình một cách chi tiết nhất. Quá trình kết nối (Matching) sẽ được diễn ra trên website, Mentee có thể search Mentor theo các tiêu chí cụ thể, xem xét profile và nếu cảm thấy mentor này có thể giúp được mình thì sẽ nhấn nút Kết nối nhằm gửi lời mời kết nối tới Mentor, kèm theo đó Mentee sẽ điền thư chào – cover letter (được gợi ý bởi Website) và nêu những kỳ vọng của mình muốn nhận được sau quá trình Mentoring, có thể được chat với Mentor trên website. Mentor cũng xem xét profile của Mentee gửi lời mời kết nối, xem xét kỳ vọng liệu mình có thể giúp đỡ không và giao tiếp với Mentee trên website, nếu hai bên đồng ý thì quá trình Matching hoàn tất. Sau đó Mentor xây dựng một kế hoạch Mentoring gửi lại cho YouthMentor nhằm kiểm duyệt. Trong quá trình Mentoring (kéo dài tối đa 3 tháng) Mentor và Mentee bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp 2 buổi và viết report lại trên Website nhằm đảm bảo chất lượng. YouthMentor có những partner về địa điểm để giảm chi phí cho những cuộc gặp gỡ, bên cạnh đó cũng tổ chức Orientation Day hàng tháng là buổi gặp mặt offline đầu tiên của mentor- mentee. Kết thúc quá trình Mentoring, Mentor và Mentee phải viết feedback cho nhau và cho quy trình mentoring. Mentee sẽ được xếp hạng (rating) Mentor từ 1 đến 5 sao. Nếu một Mentor bị rating thấp nhiều lần sẽ bị loại khỏi hệ thống để đảm bảo chất lượng cho chương trình.
Một số cột mốc đáng nhớ của dự án tới nay:
– 8/2018 khởi tạo dự án
– 9/2018 tổ chức event talkshow thu hút 1000 bạn sinh viên trên địa bàn HN tham dự
– 12/2018 vô địch cuộc thi VSIC toàn quốc
– 1/2019 hợp tác cùng Trung tâm Ươm tạo và Sáng tạo ĐH Ngoại thương FIIS tổ chức big event Talkshow với sự góp mặt của 3 CEO nổi tiếng
– 3/2019 chạy mô hình tối thiểu khả dụng với 30 mentors và 40 mentees (miễn phí)
– 4/2019 á quân cuộc thi khởi nghiệp I-Startup 2019
– 4/2019 thành lập công ty TNHH YouthMentor
– 6/2019 tổ chức chương trình FTU Internship giúp đỡ 300 bạn sinh viên năm 3 FTU tìm được cơ quan thực tập giữa khoá

Hiện tại chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện website (đã sử dụng được phần lớn các chức năng) và trong 3 đến 6 tháng tới sẽ kì vọng matching được 400 cặp Mentor-Mentee bằng cách tổ chức những Event tiếp cận đến trước hết là sinh viên các trường ĐH kinh tế lớn ở Hà Nội như FTU, NEU, BA,..Đội ngũ gồm 5 người làm full-time là leader trong từng mảng nhất định và khoảng hơn 20 bạn part-time chủ yếu là sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội. Với một đội ngũ trẻ trung, dám nghĩ dám làm, tôi hi vọng rằng YouthMentor vẫn đang đi đúng hướng và những thành tựu đầu tiên có lẽ sẽ đến trong tương lai không xa. Chúng tôi đều quyết tâm vì nếu công ty thành công thì sẽ phần nào giúp đỡ được hàng nghìn bạn trẻ gặp vấn đề như chúng tôi đã từng hoặc đang đối mặt.