featured image

Chạy đua bù đắp cho nhân viên khi lạm phát kéo dài

Theo khảo sát  Financial Times, chỉ có 1/10 trong tổng số 1000 các công ty lớn nhỏ cho biết tăng 5% lương cho các nhân viên của mình vì lạm phát vậy 9 phần còn lại gần như bằng 0, thay vào đó hàng loạt những chính sách như phúc lợi được đưa ra nhằm giữ chân nhân viên trong thời điểm trượt giá leo thang.

Hơn 10% là mức tăng của lạm phát trong tháng 9 năm 2022 so với năm 2021, áp lực đè nặng lên các hộ gia đình, những người đi làm còn đối với các công ty, áp lực đó đến từ chi phí lương và những khoản chi phí tăng cao do khủng hoảng, việc đau đầu hiện tại là tìm mọi cách tăng lương cho phù hợp với chi phí nhân viên phải đối mặt với mùa đông sắp tới như giá nhu yếu phẩm, năng lượng tăng vọt. Đặc biệt tại châu Âu khi tình hình khí đốt, nhiên liệu là vấn đề căng thẳng. 

Điển hình như PwC khi đưa ra giải pháp sẽ hỗ trợ đặc biệt từ 1.000 đến 1.500 bảng Anh trong 5 tháng tới để giúp trang trải chi phí sinh hoạt đối với nhân viên có thu nhập dưới 50.000 bảng Anh một năm. Khoản hỗ trợ sẽ được chuyển cho khoảng một nửa nhân viên của công ty và bất kỳ ai có mức lương dưới 40.000 bảng Anh sẽ nhận được toàn bộ số tiền trợ cấp.

Còn đối với Deloitte, họ cho biết nhân viên có thể chọn nhận thêm tiền mặt thay cho khoản thưởng hàng năm của công ty vào lương hưu của họ.

Các công ty khác như Amazon, Aviva, Grainger, John Lewis, Barratt & Taylor Wimpey, và các ngân hàng như Nationwide và Co-operative chọn cung cấp các khoản hỗ trợ một lần từ 300 đến 1,000 EUR. Virgin Media O2 sẽ tặng 1.400 bảng cho nhân viên có thu nhập dưới 35.000 bảng.

Một vài các công ty khác thay vì tiền mặt họ lại chọn cung cấp các phiếu mua hàng hay các chuyến du lịch. John Lewis cho biết họ sẽ cung cấp  thực phẩm miễn phí cho tất cả công nhân cho đến ngày 6/1/2023. Còn Aviva đã bãi bỏ phí đậu xe cho nhân viên của mình.

Tuy nhiên theo các chuyên gia những điều này chỉ là những giải pháp tạm thời với tình hình lạm phát kéo dài hiện tại. “Các nhà tuyển dụng đang đưa ra các cách sáng tạo để giảm thiểu tác động của thị trường hiện tại”, Anthony Painter, giám đốc chính sách tại CMI chia sẻ.

“Phúc lợi là điều nên làm và chúng tôi biết nhiều khách hàng của mình cũng đang làm như vậy”, Kevin Ellis, Chủ tịch PwC tại Anh cho biết.

Đối với tình hình chông gai được dự báo sẽ còn tiếp diễn, cần có những chính sách rõ ràng hơn và cụ thể hơn dành cho người lao động, để tránh khủng hoảng nhân sự có thể xảy ra trên toàn cầu.