featured image

Bobia – Platform văn học mạng

Bobia – Platform văn học mạng

Bobia là một platform về văn học mạng giúp các tác giả trẻ có thể tự do sáng tác, đọc, trao đổi, thu được lợi nhuận từ chính tác phẩm của mình và dễ dàng kết nối với các đơn vị khai thác bản quyền.

1. Mô tả dự án

Những năm học cấp 3, có một cô bé thường lên mạng để đọc các tác phẩm được gọi là “fanfic” – vốn là những câu chuyện, tiểu thuyết hư cấu của fan viết về thần tượng. Điều cô không ngờ là dưới bối cảnh nước ngoài, nhân vật nước ngoài, các tác giả Việt Nam lại có thể viết ra những câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn như vậy.

Thế giới này đối với cô là những câu chuyện kịch tính, sâu sắc và cảm động…khác hoàn toàn với thế giới “teenfic” bề nổi với những tình tiết ngô nghê về những anh chàng IQ 180, con nhà tổng thống Anh, Pháp , Mỹ… Cô nhận ra, năng lực của các bạn tác giả trẻ Việt Nam hoàn toàn không thua kém nước ngoài nhưng lại không được khai thác hay được nhiều người biết tới.

Năm 2014, sống trong cộng đồng văn học mạng và blogger truyện, cô bắt đầu tập dịch thuật. Cô dịch một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn học mạng Trung Quốc sang tiếng Việt trên blog cá nhân. Bộ tiểu thuyết gần 300 chương ấy đã mất hơn 3 năm để dịch thuật và đạt gần 1 triệu lượt xem chỉ tính trên blog cá nhân của cô. Thời điểm đó, cũng là lúc cô bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về mô hình văn học mạng Trung Quốc.

Cô phát hiện ra, website đăng tải bộ truyện cô dịch là một trong bốn platform nổi tiếng nhất về văn học mạng của Trung Quốc. Website này có 5.000.000 người dùng, 400.000 tác giả, 650.000 bộ tiểu thuyết và trung bình đạt 60.000.000 lượt xem mỗi ngày.

Nhìn rộng ra, cô phát hiện mô hình văn học mạng này không chỉ phát triển thịnh vượng về số lượng mà còn là chất lượng tại Trung Quốc. Các nền tảng này không những cung cấp một nơi để người dùng có thể sáng tác, đọc, trao đổi,… mà còn là nơi hỗ trợ cho các tác giả về bản quyền, mua bán,… không chỉ giới hạn khu vực mà còn cả nước ngoài. Văn học mạng ở Trung Quốc, còn phát triển đến nỗi trở thành một ngành công nghiệp, nơi người tác giả trẻ được đào tạo bởi các khóa học online.

Nhìn về Việt Nam, cô nhận ra đời sống ngày càng nâng cao, con người không chỉ cần “cơm no, áo ấm” mà còn cần tìm đến những món ăn tinh thần… Tuy vậy, nguồn nội dung này lại đang rất thiếu, ở cả bản quyền sách và cả bản quyền phim ảnh, chuyển thể…Trong khi đó, các tác giả trẻ Việt Nam lại loay hoay tìm cho mình một hướng đi, mà thiếu sự kế thừa, cũng như thiếu một môi trường đủ chuyên nghiệp, tập trung để phát triển tài năng.

Kiên trì với ý tưởng về một platform có khả năng “đánh thức” tiềm năng về văn học, nội dung ở Việt Nam, thay đổi phương thức xuất bản minh bạch hơn, cùng với nâng cao chất lượng đọc – viết, trong suốt 3 năm từ 2014 – 2017 cô đã trải qua nhiều công việc từ viết báo về Startup, thực tập tại công ty sản xuất sản phẩm công nghệ, đến làm trong bộ phận Product Marketing của một trong những công ty Internet hàng đầu Việt Nam.

Trong quá trình đó, cô đi tìm cho mình lời giải cho hai câu hỏi: “Làm thế nào để tạo ra một sản phẩm công nghệ?” và “Làm thế nào để bắt đầu một Startup?”

Và trên đường đi, cô đã tìm được những người bạn có chung sứ mệnh với mình…

Đó là những người anh, người chị lập trình viên đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, mà cô từng quen trên chính những cộng đồng fan năm xưa…

Đó là những người bạn vừa là tác giả, vừa có kinh nghiệm làm việc truyền thông và Social Media mà cô quen biết trên cộng đồng đọc và dịch truyện…

Năm 2018, từ chối cơ hội làm việc tại một công ty lớn với mức thu nhập cao, cô và những người bạn của mình đã bắt đầu hành trình với mục tiêu tạo ra một “hệ sinh thái online” cho văn học Việt Nam!

a7-min