featured image

Thành lập mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL

Thành lập mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL

Sinh viên Đại học Cần Thơ với Chương trình khởi nghiệp thành công

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ vừa thành lập mạng lưới khởi nghiệp vùng ĐBSCL với sự tham gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư 13 tỉnh, thành. Hành động này nhằm mục tiêu liên kết, phát huy thế mạnh của từng địa phương, tạo sức mạnh tổng thể để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Cần Thơ là trung tâm phát triển của vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục thực hiện những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động khởi nghiệp. Thành phố sẽ tập trung hình thành quỹ đầu tư khởi nghiệp, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp… làm tiền đề thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của thành phố nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung trong tương lai.

Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có khoảng 30- 35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Mục tiêu của mạng lưới khởi nghiệp khu vực ĐBSCL đến năm 2025 là xây dựng một lực lượng DN mới về số lượng, năng động, có khả năng cạnh tranh và hội nhập tốt để tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế từng địa phương, vùng và quốc gia.

Đồng thời, thực hiện theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” sẽ hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và 600 DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trên tinh thần đó, hiện VCCI đã xây dựng đề án khởi nghiệp cho khu vực ĐBSCL đến năm 2025 và mục tiêu của việc thành lập mạng lưới khởi nghiệp này là nhằm liên kết để phát huy thế mạnh của từng địa phương, tạo sức mạnh tổng thể để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của vùng và của từng địa phương.

Như vậy, việc phát triển lực lượng DN đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN là vấn đề đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 với mục tiêu là xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có khoảng 30-35% DN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” sẽ hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và 600 DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Giang San